Drogen dự báo doanh số năm tới có thể tăng gấp 3 lần, đạt 10 tỷ won (8,9 triệu USD) nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng. Được thành lập năm 2015, Drogen là startup chuyên thiết kế và sản xuất drone. Đây là nhà sản xuất drone duy nhất tại Hàn Quốc không chỉ phát triển phần mềm drone mà còn cả motor – linh kiện quan trọng của drone – bằng công nghệ riêng.
Theo ông Lee Heung Shin, CEO Drogen, công ty đã đầu tư khoảng 8 tỷ won để phát triển công nghệ drone độc quyền ngay từ khi mới bắt đầu, trong khi nhiều đối thủ đồng hương và Trung Quốc lại phụ thuộc vào bên ngoài để thiết kế, lắp ráp motor và linh kiện có sẵn trên thị trường.
" alt=""/>Startup drone Hàn Quốc xây nhà máy ở Việt NamTuyển thủ đi rừng Dennis “Svenskeren” Johnsen giúp TSM vươn lên dẫn trước sau một pha xử lí đầy hiệu quả ở đường trên.
Đầu tiên, anh phát hiện ra Chanyong “Ambition” Kang bên phía Samsung đang có ý đồ băng trụ bởi con mắt đã cắm sẵn từ trước. Svenskeren nhận biết Ambiiton đang nấp trong bụi và ngay lập tức lao thẳng vào đối phương. Khi mà Ambition cùng Sungjin “CuVee” Lee cố gắng tìm cách thoát thân, Svenskeren cắm mắt phi qua tường và kết liễu được người đi đường trên bên phía Samsung.
Cũng tại thời điểm đó, tuyển thủ đường giữa Søren “Bjergsen” Bjerg tham chiến khi hất con Cua Kỳ Cục và làm choáng thành công đối phương tạo cơ hội cho Kevin “Hauntzer” Yarnell kết liễu Ambition.
Phần còn lại của trận đấu là quãng thời gian các thành viên của TSM phô diễn kỹ năng cá nhân cùng sự kết hợp tốt – thứ giúp cho họ thống trị LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2016.
Bjergsen có được pha solo queue thành công ở đường giữa ít phút sau đó, và Samsung chẳng bao giờ còn gây được mối đe dọa này cho nhà ĐKVĐ Bắc Mỹ nữa.
“Trận đấu đã thực sự có kết quả khi có được Syndra và Lee Sin, cùng với dẫn trước từ đầu và lăn cầu tuyết từ đó”, Bjergsen trả lời phỏng vấn sau trận đấu. “Svenskeren là người chơi Lee Sin hay nhất tại CKTG.”
Đây là thất bại đầu tiên tại CKTG 2016 của nhà cựu vô địch, Samsung sau khi toàn bộ ba đại diện tới từ LCK Hàn Quốc toàn thắng sau trận đấu đầu tiên. Thành tích của các đội Bắc Mỹ đang là 2-2.
Trước đó ít phút, Flash Wolves đã bất ngờ để thua IMay – đối thủ được đánh giá yếu hơn hẳn nhà ĐKVĐ LMS Đài Loan trước khi trận đấu bắt đầu. Hiện tại Bảng B, IMay đang cùng SKT T1 tạm thời đứng nhất sau khi đều có được một chiến thắng.
June_6th
" alt=""/>[CKTG 2016] TSM quay trở lại mạnh mẽ khi đánh bại SamsungNgay trong ngày đầu khai trương, mạng 4G của Viettel với thương hiệu Telemor đã phủ sóng đến toàn bộ 13/13 tỉnh thành tại quốc gia này, đem lại tốc độ và vùng phủ vượt trội về 4G cho mọi người dân Đông Timor.
![]() |
Telemor là mạng 4G đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết bị 4G do Viettel sản xuất. Ảnh: Nguyễn Đức. |
Trước đó, Viettel đã kinh doanh dịch vụ 4G tại 6 quốc gia (Campuchia, Lào, Burundi, Peru, Haiti và Việt Nam) nhưng Đông Timor là thị trường đầu tiên các thiết bị mạng 4G do chính Viettel sản xuất được đưa vào sử dụng. Mới tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông nhưng Viettel đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu thay thế được toàn bộ mảng thiết bị lõi bằng thiết bị của Viettel nghiên cứu sản xuất.
Thông thường để triển khai dịch vụ, các doanh nghiệp viễn thông đều mua thiết bị từ các hãng cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện chỉ còn 5 nhà sản xuất lớn. Ở một số thị trường Viettel đầu tư, cung ít hơn cầu nên các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng chi phí cao hơn, tạo điều kiện có lợi cho nhà cung cấp khi áp đặt các tiêu chuẩn cũng như giá cả cho doanh nghiệp.
Vì vậy, Viettel đã chủ động nghiên cứu để sản xuất thiết bị viễn thông cho chính mình, đảm bảo cung cấp cho tất cả các công ty của mình trên 11 quốc gia. Điều này không chỉ giúp Viettel chủ động trong khai thác hạ tầng, tạo ra sự độc đáo của riêng mình mà còn kiểm soát được vấn đề an ninh, an toàn thông tin.
Việc Telemor khai trương 4G và đưa vào kinh doanh tại Đông Timor lần này là bước khởi đầu để đáp ứng được ước mong “dùng hàng Việt” của người Việt nói chung và doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói riêng.
Trước đó, các mạng 4G tại các nước khác của Viettel cũng đã khai trương với chất lượng và vùng phủ rộng khắp. Tại Việt Nam, mạng Viettel đã lắp đặt 36.000 trạm phát sóng phủ tới 95% dân số, trở thành nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ sóng 4G toàn quốc ngay khi cung cấp dịch vụ.
Tại Peru, nhờ đầu tư sớm hệ thống mạng 4G, Bitel, thương hiệu của Viettel tại đây đã trở thành nhà mạng có độ phủ 4G rộng nhất Peru với 5.000 trung tâm dân cư thông qua 3.000 trạm phát sóng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ 4G của Bitel tăng gấp 5 lần, nâng tổng số khách hàng của Bitel lên trên 2 triệu khách hàng toàn quốc.
Telemor hiện là nhà mạng lớn nhất tại Đông Timor và quốc gia này cũng là thị trường có lãi trong thời gian ngắn nhất (6 tháng) của Viettel. Gia nhập thị trường viễn thông từ năm 2013, mạng lưới 2G và 3G của Telemor đã phủ khắp 95% dân số nước này. Telemor cũng là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển ngành viễn thông nước này với mật độ di động tăng từ 55% năm 2012 lên 117% năm 2015. Với thành tích tăng trưởng ấn tượng, Telemor đã dành được giải thưởng “Khởi nghiệp ấn tượng” năm 2014 và “Công ty tăng tưởng tốt nhất khu vực châu Á, châu Úc và Newzealand năm 2015” trong chuỗi giải thưởng quốc tế International Business Awards. Dù đã duy trì vị trí nhà mạng số 1 cả về doanh thu và thuê bao kể từ năm 2014, nhưng Viettel tại Đông Timor vẫn tiếp tục tăng trưởng bền vững. Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu tiếp tục tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 10% so với kế hoạch đề ra, cùng số lượng khách hàng tăng 42% so với kế hoạch. Cùng với các thị trường khác, Viettel tại Timor đã đóng góp không nhỏ vào kết quả lợi nhuận gần 1.000 tỉ đồng của Viettel tại nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2017. |
Nguyễn Hương
" alt=""/>Viettel khai trương mạng 4G thứ 7 trên thế giới